Diện tích sàn, còn được gọi là diện tích sàn xây dựng là một thông số quan trọng để xác định diện tích xây dựng của công trình. Từ những thông số này, chủ đầu tư hoặc gia chủ có thể dự toán được chi phí xây dựng và an tâm khi xem báo giá của bên công ty xây dựng. Vậy cách tính diện tích sàn xây dựng như nào đúng quy chuẩn? Cùng công ty Thiết Kế Xây Dựng Cửu Long tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Diện tích sàn là gì?
Được biết, diện tích sàn là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thi công, xây dựng công trình. Đây cũng là thông số thường xuyên xuất hiện trong hầu hết các bản vẽ cũng như các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu khi xây dựng.
Thuật ngữ này cũng được sử dụng phổ biến trên quốc tế với từ tiếng Anh là Gross Floor Area (viết tắt là GFA).
Thông thường, cách tính diện tích sàn xây dựng được sử dụng để dự toán chi phí thi công bao gồm chi phí vật liệu và nhân công. Hoặc được sử dụng để thiết kế bản vẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Diện tích sàn xây dựng là gì?
Diện tích sàn của một tầng là tổng diện tích thực tế được thi công, xây dựng trên sàn đó. Phần diện tích này bao gồm cả phần tương bao bên ngoài, một số phần khác như lô gia, hành lang, cầu thang, giếng trời, ống khói,…
Để hiểu rõ hơn về cách tính diện tích nhà xây dựng, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây!
Tổng diện tích sàn xây dựng là gì?
Tổng diện tích sàn xây dựng sẽ được tính bằng cách cộng tất cả các diện tích sàn của các tầng công trình xây dựng. Phần diện tích này tính bao gồm cả sàn dưới mặt đất và trên mặt đất. Ngoài ra một số loại sàn nhà đặc biệt như sân phơi, hiên nhà, áp mái, kho đi kèm,… đều được tính vào tổng diện tích sàn xây dựng.
Hướng dẫn cách tính diện tích sàn xây dựng
Nhìn chung, hiện nay có rất nhiều cách tính diện tích sàn xây dựng tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, sự sáng tạo về tính toán của kỹ sư. Thế nhưng, vẫn có công thức tổng quan để tính tổng diện tích sàn xây dựng.
Cụ thể:
Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + các phần khác (phần móng, tầng hầm, mái hiên,…)
Bằng cách cộng lại tất cả diện tích các không gian sử dụng trong nhà, chúng ta sẽ có cách tính diện tích xây dựng sàn.
Cách tính diện tích sàn sử dụng
Cách tính diện tích sàn sử dụng đơn giản nhất chính là cộng lại tất cả các diện tích thực tế trong nhà, có tường bao quanh hoặc có mái che. Phần diện tích này bao gồm cả cầu thang lộ thiên, sàn không đổ trần, sàn bê tông,… và được tính bằng 100%.
Tham khảo thêm: Diện tích sử dụng là gì? – Cách tính theo quy chuẩn mới
Cách tính diện tích đi kèm
Các diện tích đi kèm có thể kể đến như bể phốt, bể nước ngầm, các sân thuộc ngôi nhà, phần móng nhà,… Nhiều nhà thầu xây dựng sẽ gọi đây là diện tích phần thô. Tuy nhiên gia chủ nên lưu ý tính kỹ từng phần bởi vì chúng sẽ không được tính bằng 100% như cách tính diện tích sàn sử dụng bên trên.
Hướng dẫn cách tính diện tích móng nhà
Cách tính diện tích sàn xây dựng đòi hỏi gia chủ phải tính toán được diện tích các hạng mục khác trong ngôi nhà, bao gồm cả phần móng. Tuỳ vào từng loại móng, chúng ta sẽ có cách xác định diện tích khác nhau.
- Móng đơn: Được tính bằng 20 -50% diện tích lầu 1 của ngôi nhà.
- Móng băng: Được tính bằng 30 – 40% diện tích lầu 1 của ngôi nhà
- Móng cọc: Được tính bằng 40 – 60% diện tích lầu 1 của ngôi nhà
Ngoài ra, với những ngôi nhà được thiết kế nền bê công cốt thép thì diện tích phần móng nhà được tính bằng 20 – 25% diện tích lầu 1. Ngược lại, nếu nền nhà được xây dựng bằng các vật liệu khác thì gia chủ nên tham khảo cách tính diện tích theo quy chuẩn được quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Cách tính diện tích hầm ngầm
Thông thường, người ta sẽ dựa vào code vỉa hè của khu vực (đã được xác định trên giấy phép xây dựng) để làm mốc tính độ sâu của hầm ngầm. Trong một số giấy tờ người ta có thể sử dụng thuật ngữ “code đỉnh ram hầm” để thay thế cho “code vỉa hè”.
Quy định cụ thể như sau:
Độ sâu tầng hầm tương ứng (m) |
Quy đổi diện tích |
1 – 1.5 |
150% diện tích |
1.5 – 2 |
170% diện tích |
>2 |
200% diện tích |
Cách tính diện tích phần sân
Diện tích phần sân (m2) |
Quy đổi diện tích |
<20 |
Được tính bằng 100% diện tích |
<40 |
Được tính bằng 70% diện tích |
>40 |
Được tính bằng 50% diện tích |
Lưu ý rằng, phần sân tính diện tích này phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện như có lát gạch nền, tường rào bao quanh, có cột chống đỡ chắc chắn.
Cách tính diện tích phần mái và sân thượng (nếu có)
Tương tự, tuỳ vào thiết kế mà cách xác định diện tích phần mái và sân thượng cũng có sự khác biệt nhau.
Cách tính diện tích phần mái và sân thượng
Kiểu mái |
Quy đổi diện tích |
Bê tông cốt thép |
Được tính bằng 50% diện tích |
Mái được làm bằng ngói và có khung sắt |
Được tính bằng 65% diện tích |
Mái bê tông cốt thép và có ngói |
Được tính bằng 85% diện tích |
Mái bê tông cốt thép có lát gạch |
Được tính bằng 10% diện tích |
Mái tôn |
Được tính bằng 30% diện tích |
Mái Tole |
Được tính bằng 30% diện tích |
Mái BTCT |
Được tính bằng 100% diện tích |
Mái có chức năng chống thấm, xây bao quanh và được nâng cao |
Được tính bằng 15% diện tích |
Mái có chức năng chống nắng, xây bao quanh và được nâng cao |
Được tính bằng 30 – 50% tuỳ vào tình hình xây dựng thực tế. |
Dạng mái trần thạch cao |
Cộng thêm 25% vào diện tích phần mái chung |
Ngoài ra, quy đổi diện tích phần sân thượng đi kèm ngôi nhà được tính như sau:
Loại sân thượng đi kèm |
Quy đổi diện tích |
Sân thượng chung không có mái che |
50% diện tích sàn tầng dưới |
Sân thượng chung có mái che |
75% diện tích sàn tầng dưới |
Sân thượng có mái, có làm sắt, giàn bê tông để trang trí, làm ban công và có tường bao quanh trên 1m |
100% tình hình diện tích khi xây dựng thực tế |
Sân thượng chỉ có bền nhà, tường bao quanh từ 1m |
Được tính bằng 50% diện tích |
Như vậy trên đây Công ty Thiết Kế Xây Dựng Cửu Long (CLC) đã cho bạn đọc biết về một số dạng diện tích quan trọng của phần thô trong cách tính diện tích sàn xây dựng. Đặc biệt, cách tính diện tích sàn xây dựng cũng đòi hỏi gia chủ cần phải xem xét kỹ lưỡng, tránh bỏ sót những hạng mục quan trọng.
Diện tích sàn xây dựng và diện tích xây dựng khác nhau như thế nào?
Trên thực tế, có rất nhiều người có sự nhầm lẫn trong cách tính diện tích sàn xây dựng và diện tích xây dựng. Theo đó, hai thuật ngữ này có qua hệ gần gũi và có tác động lên nhau. Tuy nhiên, đây là hai thuật ngữ khác nhau mà bạn cần phải phân biệt được.
Cụ thể, diện tích xây dựng là phần diện tích mặt sàn được sử dụng xây dựng trên thực tế, nó được tính từ mép tường bên này cho đến mép tường bên kia của ngôi nhà. Đặc biệt, diện tích xây dựng cũng được thể hiện qua diện tích ở, diện tích phụ, thông thuỷ và diện tích tim tường. Diện tích xây dựng thường được nhắc đến nhiều trong quá trình xây dựng hoàn thiện sau khi đã hoàn tất thi công phần thô. Bằng một cách nào đó thì diện tích sàn xây dựng chính là một yếu tố quan trọng để tính diện tích xây dựng.
Hiện nay, phần mái của ngôi nhà không phải luôn được tính là diện tích xây dựng, Để có thể tính toán chính xác diện tích xây dựng có thể căn cứ vào diện tích thông thuỷ có trên bản thiết kế ngôi nhà.
Ngược lại, cách tính diện tích sàn xây dựng bao gồm diện tích tất cả các sàn và cả ban công của các tầng trong ngôi nhà cộng lại.
Về mục đích thì cách tính diện tích sàn xây dựng được sử dụng để dự toán chính xác chi phí xây dựng, hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra. Trong khi đó, diện tích xây dựng thường được sử dụng để xác định mật độ xây dựng.
FAQ
4.1. Tổng diện tích sàn được tính như thế nào?
Tổng diện tích sàn xây dựng được tính bằng tổng tất cả các sàn ở các tầng, bao gồm các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng mái, tầng kỹ thuật.
4.2. Diện tích xây dựng tầng 1 là gì?
Diện tích sàn của một tầng là diện tích xây dựng thực tế của tầng đó, bao gồm cả tường bao, lô gia, cầu thang, ống khói, hộp kỹ thuật,…
4.3. Những rủi ro khi mua nhà có diện tích xây dựng có sai lệch với giấy phép xây dựng?
Có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu mua nhà có diện tích xây dựng sai lệch với giấy phép xây dựng như phạt hành chính, tiến hành tháo dỡ phần xây dựng bị vi phạm.
Như vậy trên đây Xây Dựng Cửu Long đã chia sẻ đến bạn đọc diện tích sàn xây dựng là gì và cách tính diện tích sàn xây dựng theo quy chuẩn mới nhất hiện nay. Hy vọng bài viết chia sẻ này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho chủ đầu tư để có thể tự đọc bản khi xây dựng nhà ở cho mình trong tương lai.
Chưa có bình luận nào